Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

10 vấn đề xã hội được quan tâm nhất năm 2012

10 vấn đề xã hội được quan tâm nhất năm 2012

10 vấn đề xã hội được quan tâm nhất năm 2012

(Dân trí) - 2012 - một năm thực sự nhiều sóng gió với những lo ngại về căng thẳng trên biển Đông, an toàn thủy điện, tội phạm phức tạp… Nhưng năm 2012 cũng đón nhận niềm vui khánh thành công trình thủy điện lớn nhất nước và cũng là năm có nhiều quyết sách quan trọng.

Dưới đây là 10 vấn đề xã hội được Dân trí bình chọn là những sự kiện thu hút sự quan tâm nhất trong năm 2012:
Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết nhấn mạnh nhóm giải pháp tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên nhằm tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh…
 
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hoạt động tự phê bình và phê bình sau đó đã được thực hiện tới các chi bộ Đảng trong cả nước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương, trước toàn Đảng và toàn dân về tất cả những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, về những suy thoái, hư hỏng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. BCH Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém.
Tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội cuối năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phê bình và tự phê bình không phải làm một hai lần là xong và kết quả đạt được mới là bước đầu.
Năm 2012 Trung Quốc đã có hàng loạt hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam: phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; công bố mời thầu 9 lô dầu khí nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam; bầu Chủ tịch HĐND và Thị trưởng cái gọi là "thành phố Tam Sa;  gây đứt cáp thu nổ địa chấn tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”…
 
Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)
30 tàu cá của Trung Quốc xếp hàng chuẩn bị xâm phạm quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên án những hành động sai trái của của phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuộc đọ sức giữa bầu trời và mặt đất trong 12 ngày đêm cuối 1972 ở Hà Nội đã được báo chí tái hiện với những góc nhìn cụ thể, sinh động, đầy tự hào thông qua những hình ảnh tư liệu, những câu chuyện của nhân chứng sống cùng những phân tích đa chiều của các học giả. Chiến công bắn hạ 34 máy bay B52 của Mỹ (một vũ khí chiến lược, chưa từng bị bắn hạ trước đó) trên bầu trời Hà Nội tiếp tục được nhắc đến như kỳ tích có một không hai, còn nói như một đại sứ của một nước bạn anh em thời đó, Hà Nội đã đập tan vĩnh viễn câu chuyện thần thoại về những B52 của Mỹ.
 
Xác máy bay B52 bị bắn rơi ở đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) ngày 27/12/1972
Xác máy bay B52 bị bắn rơi trên đường phố Hà Nội ngày 27/12/1972 (Ảnh tư liệu)
Tại lễ mít tinh kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo; là niềm tự hào của dân tộc ta, nhân dân ta, quân đội ta, là một trong những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng…”.
Sau vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng) khiến 4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện đội bị thương, dư luận đã đặt lại vấn đề, việc thu quy trình thu hồi đất của cơ quan chức năng có đúng pháp luật? UB TƯ MTTQ Việt Nam lập tức vào cuộc giám sát, nhiều chuyên gia, luật sư lên tiếng phân tích về vụ việc… Thủ tướng sau đó có kết luận cuối cùng nêu nhiều sai phạm của chính quyền, chỉ đạo xử lý triệt để.
 
Huyện Tiên Lãng thanh tra quá trình sử dụng đất của gia đình ông Vươn
Khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Việc thu hồi đất theo đó được hủy bỏ, một số lãnh đạo địa phương bị đình chỉ công tác, cách chức, khởi tố… Sau vụ việc, tình hình khiếu nại tố cáo về đất đai trong cả nước cũng tăng đột biến. Kết quả kiểm tra, gần 30% những vụ việc khiếu kiện tồn đọng phức tạp nhất là do sai sót của chính quyền. Chính phủ quyết định trình Quốc hội xem xét sửa luật Đất đai sớm hơn kế hoạch.
Cuối tháng 11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Theo đó, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các chức danh lãnh đạo cao nhất của nhà nước (gồm 49 người). Việc lấy phiếu sẽ được thực hiện ngay trong kỳ họp thứ 5 (tháng 5 tới).
Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm được kỳ vọng sẽ tăng cường hiệu lực giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện chức tránh nhiệm vụ của cán bộ do các đại biểu bầu ra, giúp sàng lọc, loại bỏ những cán bộ lãnh đạo kém hiệu quả, mất uy tín cũng như mở ra hướng mới cho văn hóa từ chức.
Tuyên chiến mạnh hơn với tham nhũng
Từ “tham nhũng” tiếp tục được nhắc nhiều lần khi tình hình tham nhũng vẫn được đánh giá là nghiêm trọng, diễn biến phức tạp với nhiều biểu hiện tinh vi. Nhiều vụ việc thất thoát, tiêu cực tại các tập đoàn, TCty thời gian qua được phanh phui. Cuối năm, thông tin chạy công chức hết không dưới 100 triệu đồng từ Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Trần Trọng Dực cũng làm “xôn xao” dư luận…
 
Khoản nợ của Vinashin ngoài sức tưởng tượng với nhiều người dân
Khoản nợ của Vinashin ngoài sức tưởng tượng với nhiều người dân
Hội nghị TƯ 5 (tháng 5/2012) đã đưa ra quyết định lập Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu. Quốc hội đã sửa luật PCTN, bỏ quy định Ban chỉ đạo TƯ trực thuộc Chính phủ.
Việc thay đổi mô hình ban chỉ đạo cùng với việc tái lập Ban Nội chính TƯ được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mới trong cuộc chiến với nạn tham nhũng.
 
Gần 95% đại biểu tán thành thông qua luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi
Gần 95% đại biểu tán thành thông qua luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi (Ảnh: Phương Thảo)
Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước được xác định là nguyên nhân gây động đất kích thích tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Gần 100 trận động đất lớn nhỏ (trận lớn nhất có cường độ 4,7 độ richter) xảy ra trong khoảng 1 năm qua. Mọi dự báo về giới hạn thời gian, cường độ của động đất tại đây của cơ quan chức năng cũng lần lượt bị thực tế phủ nhận. Người dân hoang mang, lo lắng dù nhiều đoàn khảo sát cũng các cơ quan nhà nước đều khẳng định độ an toàn của đập thủy điện.
 
Hiện nay, thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mực nước chết với cao trình 140m
Ngổn ngang nỗi lo động đất, thấm nước ở thủy điện Sông Tranh 2
Chính phủ đã chủ động chỉ đạo không cho tích nước, “treo” số phận của thủy điện trị giá 5000 tỷ đồng này để tiếp tục mời các chuyên gia quốc tế tới khảo sát, đánh giá về tình hình động đất.
Khánh thành công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam
Sau 7 năm thi công, công trình thủy điện Sơn La, đã về đích ngày 23/12. Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Công trình mang lại cho chúng ta niềm tự hào, là một công trình thuỷ điện lớn nhất cả nước, mang tầm cỡ khu vực do Việt Nam tự thiết kế, thi công, vượt mốc thời gian so với tiến độ được phê duyệt là 3 năm”. 
 
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Dự án xây dựng công trình Thủy điện Sơn La nằm trên địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Công trình có tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 9% sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.
Một số chính sách gây nhiều tranh luận
Thông tư 27 do Bộ Công an ban hành giữa tháng 5/2012 quy định về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ nhận phản ứng từ dư luận là xâm phạm đời tư cá nhân. Mẫu chứng minh thư mới cấp thí điểm tại một số quận của Hà Nội đã thể hiện nhiều vướng mắc, bất cập. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường sau đó nhận khuyết điểm, thiếu sót trong việc thẩm định thông tư này.
 
Mẫu chứng minh thư mới in họ tên bố mẹ
Mẫu chứng minh thư mới in họ tên bố mẹ (Ảnh: Tiến Nguyên)
Nghị định 71/2012 của Chính phủ có đề cập đến nội dung nâng mức xử phạt ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ cũng tạo “sóng dư luận” cuối năm. Đại diện Văn phòng Chính phủ thừa nhận những bất cập khi thực hiện quy định trong thực tế cũng như việc giao CSGT xử phạt người đi xe không chính chủ. Hiện, Chính phủ đã “thổi còi” việc xử phạt này và giao Bộ Công an làm thông tư hướng dẫn.
Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và “lùm xùm” quanh việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng
Trong năm 2012, các vụ trọng án như vụ nổ mìn tại Bắc Ninh, vụ sát hại cả gia đình ở Thái Bình… cùng nhiều vụ cướp giật táo tợn đã gây cảm giác bất an cho không chỉ người dân. Tình hình tội phạm nói chung đã trở thành chủ đề “nóng” tại các diễn đàn Quốc hội, HĐND các thành phố lớn. Riêng tại thành phố HCM, sau rất nhiều nhận định về nạn cướp giật ngày càng táo tợn, tàn bạo cùng những bàn thảo, TP đã thành lập lực lượng được xem như lực lượng 141 của Hà Nội.
Ở lĩnh vực kinh tế, vụ bắt tạm giam, khởi tố Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên sáng lập ngân hàng ACB về tội kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cùng việc khởi tố, triệu tập một số lãnh đạo ngân hàng… đặt ra những vấn đề về tổ chức quản lý hết sức cấp bách đối với hệ thống ngân hàng.
 
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, chính thức bị bắt giữ ngày 4/9/2012, sau gần 4 tháng lẩn trốn pháp luật.
Ngày 18/5, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) để điều tra hành vi Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng… Điều dư luận “truy” mạnh sau đó là có hay không việc những dấu hiệu sai phạm của ông Dương Chí Dũng tại Vinalines đã được phát hiện trong quá trình thanh tra đơn vị này của Thanh tra Chính phủ, nhưng ông Dũng vẫn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ đã phải trả lời báo chí về những vấn đề này, trong khi Tổng Thanh tra Chính phủ cũng bị truy trách nhiệm tại Quốc hội.
Nhóm phóng viên Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét